Giá Bất Động Sản Liên Tục Tăng Cao Và Không Có Tín Hiệu Giảm

Giá bất động sản liên tục tăng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân, kéo theo những hệ quả bất ổn của xã hội. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản.

Giá Bất Động Sản Liên Tục Tăng Cao

Bà Phạm Thị Miền, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam (Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) cho biết, giá bất động sản đang liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở ngưỡng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân. Cụ thể, chỉ số giá bất động sản là căn hộ chung cư trong quý 2/2024 tại Hà Nội, TP.HCM đã tăng lần lượt 58%; 27% so với quý 2/2019. Các dự án căn hộ thương mại bình dân đã hoàn toàn vắng bóng tại các đô thị. Thậm chí, loại hình căn hộ trung cấp ngày càng khan hiếm, dần bị “chiếm sóng” bởi phân khúc cao cấp, hạng sang khi hơn 80% nguồn cung căn hộ mở bán tại Hà Nội và TP. HCM trong năm 2024 có giá từ 50 triệu đồng/m2 trở lên. Nhiều dự án chung cư mới ra mắt có mức giá hàng chục nghìn USD trên 1m2.
Giá bất động sản liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Ảnh: Nhịp sống thị trường
Mức giá bất động sản sơ cấp căn hộ neo cao kéo theo giá chung cư cũ “tăng vọt”, nhiều căn hộ đã sử dụng hàng thập kỷ được giao dịch với mức giá cao gấp đôi, gấp ba so với lúc bàn giao. “Ăn theo” cơn sốt giá chung cư, giá bán nhà ở gắn liền với đất, bao gồm biệt thự, liền kề cũng “được đà” tăng cao, trong đó bao gồm cả một số dự án tại các quận/huyện xa trung tâm Hà Nội khi nguồn cung nội đô ngày càng khan hiếm. Nếu như trước đây, đơn giá hàng trăm triệu trên 1m2 đối với biệt thự được cho là cao, thì giờ đây có những căn biệt thự được rao bán với mức giá lên tới 1 tỷ đồng trên 1m2 vẫn được coi là bình thường. Giá bán đất nền cũng liên tục tăng cao. Nhiều tỉnh, thành ghi nhận hiện tượng đất nền pháp lý sạch “sốt nóng” cục bộ do hoạt động đầu tư trở lại hay do một số nhóm nhà đầu tư tạo cung, cẩu giả để đẩy giá. Một số tỉnh thành như Hải Dương, mức giá, đã vượt “đỉnh sốt” năm 2022.
Bà Miền cho rằng, trong ngắn hạn, giá bất động sản sơ cấp sẽ khó giảm, nhất là phân khúc căn hộ – loại hình đáp ứng nhu cầu nhà ở chủ yếu tại các đô thị. Bởi trong bối cảnh cầu về nhà đất, nhất là nhu cầu đầu tư không ngừng tăng, chủ đầu tư sẽ ưu tiên phát triển phân khúc cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận khi quỹ đất ngày càng khan hiếm, chi phí xây dựng tăng cao cùng với hạ tầng, tiện ích được đầu tư ngày càng chất lượng. Hành lang pháp lý mới loại bỏ các chủ đầu tư yếu kém về năng lực tài chính, buộc các chủ đầu tư còn lại trong “sân chơi” phải phát triển các đại đô thị đồng bộ hạ tầng, tiện ích, có sức lan tỏa lớn, đồng nghĩa với việc chi phí tăng cao, cũng khiến giá bất động sản khó hạ. Đồng thời, việc thị trường chỉ còn lại các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính tốt, năng lực mạnh sẵn có hay có lợi thế tạo lập quỹ đất sẽ tiếp tục duy trì hiện tượng độc quyền nguồn cung, các chủ đầu tư lớn sẽ tiếp tục quyết định mức giá của thị trường, theo hướng cao hơn để tối đa hóa lợi nhuận.

nhà đất Hà nội

Batdongsan.com.vn – website số 1 về thị trường bất động sản cung cấp những diễn biến mới nhất về giá bán nhà đất Hà Nội.

“Thu Nhập Của Người Dân Chưa Theo Kịp Mức Tăng Giá Bất Động Sản”

Đây là nhận định của bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam. Theo bà An, với mặt bằng giá và diễn biến thị trường hiện nay, có thể so sánh mặt bằng giá bán nhà ở TP.HCM và Hà Nội với mặt bằng thu nhập của người dân để đưa ra bức tranh tổng thể. Mặt bằng giữa mức giá bán và thu nhập người dân ở TP.HCM và Hà Nội đang khá nhỏ so với các thành phố khác trong khu vực như Kuala Lumpua (có thu nhập cao hơn 4 lần chúng ta nhưng giá nhà tương đối ngang bằng). Tức, khả năng chi trả của người dân tại thành phố này cao hơn chúng ta rất nhiều. Nhìn tổng quan, dường như mức tăng thu nhập của người dân chưa theo kịp mức tăng giá bất động sản ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội.
Giá bất động sản hiện vượt xa mức thu nhập của người dân. Ảnh: Kinh tế Môi trường
Về triển vọng, trong tương lai, nguồn cung chung cư Hà Nội sẽ tương đối dồi dào. Tiếp sau, nguồn cung về đất nền (bất động sản gắn liền với đất) dự báo sẽ được cải thiện, khi các dự án khu đô thị lớn được mở bán thời gian tới đây. Cũng theo bà An, từ nay đến 2026, Hà Nội sẽ đón nhận khoảng 55 nghìn sản phẩm nhà ở cao tầng lẫn thấp tầng, trong khi đó, con số này ở TP.HCM chỉ là 35 nghìn. Điều này cho thấy nguồn cung mới sẽ tiếp tục tập trung ở Hà Nội, còn tại TP.HCM, nguồn cung sẽ lan rộng ra các địa phương lân cận và không dồi dào trong thành phố. Dự báo giá bất động sản, cho cả thị trường sơ cấp và thứ cấp Hà Nội tiếp tục đi lên, đặc biệt là ở căn hộ chung cư. Mức tăng trưởng giá này, là khoảng trên 20%/năm – một con số chưa từng được ghi nhận từ trước tới nay. Trong khi đó, TP.HCM ghi nhận tăng trưởng giá ổn định 5-6%/năm. Sở dĩ giá bất động sản TP.HCM gần như không tăng trong 2 năm qua, trong khi khu vực Hà Nội diễn biến tăng mạnh vì mặt bằng giá tại TP.HCM đã tạo lập tại khu vực này từ những năm 2015-2019 với mức tăng 15%/năm và tạm dừng.
Trước thực trạng trên, bà Phạm Thị Miền cho rằng việc giá bất động sản liên tục tăng cao đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản. Song song với việc thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội tại các đô thị, thúc đẩy phát triển hạ tầng kết nối, dịch chuyển nhu cầu về nhà ở từ vùng lõi trung tâm sang vùng lân cận – khu vực có nhiều lựa chọn với mức giá phải căng hơn, có nhiều dự án nhà ở xã hội dự kiến triển khai hơn. Nhà nước cần có cơ chế điều tiết nhằm giảm bớt yếu tố đầu cơ, giúp thị trường bất động sản cân bằng về mặt dài hạn.

Xem các tin khác: