Được kỳ vọng trở thành một cực trong “tứ giác phát triển” phía Bắc, Thanh Hóa đang đón làn sóng nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tại các dự án có quy hoạch bài bản.
Thời gian gần đây, Thanh Hóa trở thành điểm hẹn của các doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng và nhà ở… Tiêu biểu như Tập đoàn Vingroup tiên phong mang hệ sinh thái gồm các thương hiệu Vinhomes, Vinpearl, Vinschool… và tương lai là VinFast về xứ Thanh. Đánh dấu cho sự xuất hiện của Vinhomes là khu đô thị Vinhomes Star City quy mô 148ha, nằm tại trung tâm tỉnh Thanh Hóa. Hệ thống tiện ích all-in-one, môi trường sống chất lượng, không gian sinh thái hòa quyện cùng kiến trúc chuẩn châu Âu là những điểm nhấn của dự án này. Bên cạnh đó, hàng loạt tên tuổi khác như Sungroup, T&T, Erowindow, Flamingo ra mắt các dự án, mang tới sự sôi động cho thị trường bất động sản xứ Thanh.
Sự xuất hiện của các ông lớn bất động sản tại Thanh Hóa kéo theo sự quan tâm của các nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường. Hiệu ứng là giá bất động sản có thời điểm tăng phi mã. Số liệu của Hội Môi giới Bất động sảnViệt Nam cho thấy, giai đoạn đầu năm 2021, giá đất nền tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh này đã tăng tới 40-60% so với cuối năm 2020.
Chị Minh Hoa, một nhà đầu tư cho biết: “Không phải ngẫu nhiên các doanh nghiệp hàng đầu chen chân để vào Thanh Hóa. Điều đó khiến tôi và nhiều người bạn tin tưởng xuống tiền. Tôi tin thời gian tới giá bất động sản tại đây còn tiếp tục tăng”.
Anh Quốc Linh, nhân viên tư vấn của một đại lý bán hàng nhấn mạnh, điểm cộng của nhiều dự án trên địa bàn Thanh Hóa là không gian thoáng đãng, giá cả phải chăng, thiết kế có phong cách riêng. “Điển hình là Vinhomes Star City. Khu đô thị mang phong cách kiến trúc châu Âu này đã chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng. Nhiều nhà đầu tư từ Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành khác đã ôm hàng trong các lần mở bán trước để bán lại, kiếm lợi nhuận”.
Do lo ngại có thể rơi vào vòng xoáy sốt đất ảo, thay vì mua đất nền, nhiều nhà đầu tư chuyển sang các dự án được quy hoạch bài bản, đồng bộ từ các chủ đầu tư uy tín. Sản phẩm của các thương hiệu hàng đầu như Vinhomes là lựa chọn ưu tiên của nhiều người.
Hưởng lợi từ làn sóng đầu tư FDI
Với lợi thế là cầu nối giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, 43 dự án hạ tầng giao thông hoàn thiện từ nay tới năm 2025, Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách với các đầu tàu kinh tế lớn. Trong tương lai, địa phương này cũng sẽ là một cực của “tứ giác phát triển” phía Bắc, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hiện tại thời gian di chuyển từ Thanh Hóa tới thủ đô Hà Nội được rút ngắn còn hơn 2 giờ đồng hồ. Cùng sự góp mặt của các “đại bàng” trong nước và quốc tế, kinh tế xứ Thanh được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.
Danh sách các nhà đầu tư vào Thanh Hóa liên tục bổ sung thêm những tên tuổi hàng đầu thế giới. 3 địa điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lọt vào “tầm ngắm” của tập đoàn Foxconn để đặt nhà máy sản xuất. Các bước xúc tiến thủ tục đầu tư đã được thực hiện, với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 1,3 tỷ USD, sử dụng khoảng 100.000 -150.000 lao động.
Tháng 3 năm nay, WHA Industrial Development PLC (Thái Lan) cũng đặt vấn đề đầu tư hai dự án hạ tầng khu công nghiệp quy mô hàng trăm ha tại Khu kinh tế Nghi Sơn và huyện Hoằng Hóa, trị giá hơn 330 triệu USD. Trước đó, vào tháng 6 năm ngoái, Milennium Energy (Mỹ) cũng đăng ký dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện bằng khí hóa lỏng với quy mô vốn đến 5 tỷ USD.
Để đón “đại bàng”, Thanh Hóa đã chuẩn bị sẵn khu kinh tế Nghi Sơn và 8 khu công nghiệp đang hoạt động. Theo quy hoạch từ nay tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh này sẽ phát triển thêm cửa khẩu kinh tế Na Mèo thuộc huyện Quan Sơn, hai khu công nghiệp đô thị – dịch vụ phía Tây và phía Bắc Thanh Hóa.
5 năm qua, Thanh Hóa đã thu hút hơn 1.000 dự án trực tiếp với tổng vốn đăng ký hơn 114.000 tỷ đồng. Nhờ đó, phân khúc bất động sản công nghiệp hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Theo một số chuyên gia, kỳ vọng này hoàn toàn có cơ sở, với nhiều khu công nghiệp có tỉ lệ lấp đầy từ 90 đến 100%.